Chọn định mức 1329 hay định mức 1776 để lập dự toán. Trước hết chúng ta xem lại nội dung hướng dẫn áp dụng của 2 bộ định mức này, cụ thể như sau:
– 1329: Định mức vật tư trong xây dựng là cơ sở để lập định mức dự toán, quản lý vật tư xây dựng công trình và tính giá vật liệu xây dựng đến chân công trình.
– 1776: Định mức dự toán được áp dụng để lập đơn giá xây dựng công trình, làm cơ sở xác định dự toán chi phí xây dựng, tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
– 1329: Số lượng vật liệu trong định mức chưa tính đến hao hụt ở các khâu: vận chuyển, bảo quản và thi công cũng như độ dôi của cát.
– 1776: Hao phí vật liệu trong định mức dự toán đã bao gồm hao hụt vật liệu ở khâu thi công; riêng đối với các loại cát xây dựng đã kể đến hao hụt do độ dôi của cát.
Như vậy, để lập dự toán chúng ta phải sử dụng định mức dự toán (1776). Ngoài ra cấp phối bê tông qui định tại 1329 chưa tính đến hao hụt, nếu đã tính đến % hao hụt, chúng ta có định mức đề lập dự toán cũng chính là định mức cấp phối bê tông đã qui định tại CV số 1776. Bảng sau đây minh họa định mức cấp phối vật liệu 1m3 vữa bê tông căn cứ từ định mức 1329 công thêm % hao hụt = định mức cấp phối qui định tại 1776.
Nguồn:
Tag: file excel tra cứu định mức 1776, [vid_tags]
Xem thêm: https://taichinh4u.net/category/cong-nghe
Nguồn: https://taichinh4u.net
Để lại một phản hồi